Tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi

Đối với các công trình yêu cầu cao về xử lý nền móng, trọng tải công trình nhằm đảm bảo sự chắc chắn, an toàn về sau thì giải pháp thi công cọc khoan nhồi sẽ là tối ưu. Tuy nhiên đối với cọc khoan nhồi khi thi công phải đập đầu cọc, vậy tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi. Cùng MinHome tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây: 

Cọc khoan nhồi là gì? Ưu nhược điểm của cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là một loại cọc có đường kính từ 60 – 300 cm, với mỗi công trình lớn nhỏ khác nhau sẽ ứng dụng cọc khoan nhồi có kích thước khác nhau. Cọc khoan nhồi sử dụng phương pháp khoan hiện đại bởi có đường kính rộng và điều chỉnh độ sâu lớn.

Thi công cọc khoan nhồi rất được ứng dụng rất phổ biến hiện nay, nhất là đối với những công trình nhà cao tầng có quy mô lớn đòi hỏi sức chịu tải lớn như: trường học, bệnh viện, tòa nhà cao ốc, trung tâm thương mại… 

Cọc khoan nhồi là gì? Tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi

Giải pháp thi công cọc khoan nhồi được đánh giá cao bởi sở hữu những ưu điểm sau: 

Ưu điểm về mặt kết cấu:

  • Thi công cọc khoan nhồi có khả năng chịu tải trọng tốt hơn 1 – 2 lần so với các phương pháp khác.
  • Giải pháp này cho phép tạo ra những loại cọc có đường kính và độ sâu linh hoạt và lớn hơn.
  • Cọc khoan nhồi có thể thực hiện được ở những lớp đất cứng, đá cứng, nơi mà cọc đóng không đạt tới được.
  • Tối ưu chi phí và nhân công thi công trên nhiều loại địa hình, nền đất có địa tầng thay đổi phức tạp.
  • Độ chấn dung khi thi công nhỏ, nhờ đó hạn chế tình trạng đẩy cọc chắn và trồi đất xung quanh sang hai bên, không làm ảnh hưởng nhiều đến các công trình liền kề.
  • Sức chịu tải ngang của cọc khoan nhồi rất lớn, tăng độ vững chắc cho móng và khả năng chịu lực của công trình.
  • Vì thi công cọc khoan nhồi sẽ đổ bê tông liền khối, không cần phải hàn nối như cọc đóng nên khả năng chịu lực và độ bền ổn định hơn.

Ưu điểm về mặt thi công:

  • Giải pháp cọc khoan nhồi có thể tận dụng tối đa khả năng làm việc của vật liệu nên giảm đáng kể số lượng cọc trong móng. Nhờ đó, giảm chi phí xây dựng công trình ở phần móng khoảng 20 – 30%.
  • Cọc khoan nhồi có thể thi công ở những khu vực dân cư đông đúc, địa hình khó thi công như các công trình xây dựng sát nhau, nhà ở trong ngõ, hẻm, địa hình chật hẹp…
  • Với sự trợ giúp từ máy móc hiện đại, thi công cọc khoan nhồi sẽ đảm bảo độ chính xác theo phương thẳng đứng cao và tốt hơn các công nghệ ép cọc khác.
  • Lược bớt được công đoạn đúc cọc sẵn, nhờ đó tiết kiệm chi phí và thời gian cho công tác vận chuyển và xây dựng kho bãi, ván khuôn.
  • Hạn chế được tiếng ồn và tác động đến môi trường xung quanh trong quá trình thi công.

Ngoài những ưu điểm cả về kết cấu và thi công thì việc sử dụng cọc khoan nhồi cũng vẫn tồn tại một vài nhược điểm:

  • Nếu không khảo sát kĩ và quá trình thiết kế, thi công không đảm bảo thì có thể xảy ra một số hiện tượng: co thắt, hẹp cục bộ thân cọc, thay đổi tiết diện cọc khoan, bê tông bị rửa trôi…
  • Quá trình khoan cọc, thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nhất là mùa mưa bão. Bởi công trường thi công thường lộ thiên và hoàn toàn ngoài trời.
  • Công trường thi công dễ bị lầy lội bởi nước làm tăng chi phí phát sinh và hao tổn khi thí nghiệm cọc.

Tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi

Thi công cọc khoan nhồi là phương pháp giải quyết được những vấn đề tại các vùng đất yếu, đảm bảo đủ độ sâu, đủ chịu tải của trọng lực và các lực địa chấn nếu có.

Đối với những công trình cao tầng hoặc các công trình giao thông lớn thì các cọc khoan nhồi thường có đường kính lớn là 1000 đến 1200mm. Sau khi đã hoàn tất công tác khoan cọc và định vị cao độ thì cần phải đập đầu cọc dư ra để thép chờ nối với kết cấu phía trên của công trình. 

Các phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi

Các phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi được sử dụng phổ biến hiện nay thường sử dụng thiết bị phá đầu cọc bê tông chuyên dùng hoặc xe cơ giới để thực hiện đập đầu cọc. Khi đập đầu cọc cần chú ý chất lượng bê tông, cốt thép sau khi đập phải đảm bảo không sứt cạnh cọc lớn dưới phần đánh dấu cao độ. Một số phương pháp đập đầu cọc khoan nhồi hiệu quả, hạn chế rủi ro hiện nay:

Tại sao phải đập đầu cọc khoan nhồi? Phương pháp đập đầu cọc đúng chuẩn

Cắt tiện cọc tại cao độ đánh dấu

Tiến hành cắt tiện xung quanh cọc sau khi đánh dấu cao độ trên từng cọc bê tông. Điều này giúp cọc sẽ không bị sứt mẻ  khi đục.

Hiện nay thiết bị được sử dụng phổ biến để cắt tiện cọc mang đến hiệu quả và an toàn là máy diesel với lưỡi cắt đĩa 500mm. 

Đập phá đầu cọc bê tông bằng xe cơ giới

Đập phá đầu cọc bê tông bằng xe cơ giới được đánh giá là phù hợp và hiệu quả cũng như giảm thiểu chi phí thi công nhất.

Về cơ chế hoạt động xe cơ giới đã được gắn đầu búa thủy lực, sử dụng đầu búa phá toàn bộ phần cọc bê tông dư ở đầu cọc.

Lưu ý để đảm bảo an toàn cho phần cọc còn lại thì cần phải đánh dấu khoảng 300mm cách cao độ đầu cọc để đảm bảo danh giới mà xe cơ giới đập phá phần đầu cọc. 

Đục tỉa bằng thiết bị cầm tay

Sau khi đã thi công đập đầu cọc bằng xe cơ giới thì công việc tiếp theo là đục tỉa đầu cọc hoàn thiện bằng thiết bị cầm tay như: máy bắn điện hoặc máy bắn hơi.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về cọc khoan nhồi là gì? và tại sao cần đập đầu cọc khi thi công cọc khoan nhồi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc đang muốn tìm đơn vị thiết kế thi công nhà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ & XÂY DỰNG MIN HOME

Đặt lịch khảo sát

Đánh giá của khách hàng

Maxhome luôn trân trọng những chia sẻ và phản hồi của Quý khách hàng để mỗi ngày đều hoàn thiện
mình hơn, nỗ lực liên tục cùng Quý khách hàng tạo nên các không gian đáng sống.