Quy định về độ lún cho phép của công trình

Độ lún là một trong những yếu tố quan trọng của công trình xây dựng. Độ lún sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và sự an toàn về tính mạng của con người. Vậy độ lún cho phép của công trình là bao nhiêu? Nguyên nhân nào dẫn đến công trình bị lún. Cùng MinHome tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Độ lún trong xây dựng là gì?

Độ lún là con số ước tính của một công trình nhất định sẽ bị sâu dần xuống lòng đất sau quá trình thi công và do tác động của ngoại lực. Đây là hiện tượng tất yếu mà bất kỳ công trình dù lớn hay nhỏ đều phải trải qua. Do vậy, khi thiết kế các kiến trúc sư cần dự tính độ lún tối thiểu và độ nghiêng phù hợp, tránh trường hợp tòa nhà cao tầng bị xiêu vẹo sang một bên gây ảnh hưởng đến vẻ ngoài của công trình, nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng của con người nếu công trình bị sập, đổ vỡ.

Nguyên nhân dẫn đến công trình bị lún

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến công trình bị lún trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chính sau: 

– Kết cấu sai: do lựa chọn loại móng không phù hợp với công trình, tính sai lực lún, lực cột, móng không đúng

– Cấu tạo sai: do ngay sau khi đóng cọc đã phủ lên đầu một lớp cát dày 10 – 20cm dưới áp lực đáy móng, cát có thể chui xuống bùn hay len vào các kẽ rỗng bên trên làm độ cứng của nền móng bị giảm đi, tăng độ lún của công trình. Hoặc do dùng bê tông lót móng đá 4 – 6 sai cách, sau khi xếp đá đã đổ vữa xi măng lên rồi đầm sẽ tạo nên nhiều lỗ rỗng.

– Thi công ẩu: Công trình được thi công qua loa không đúng kỹ thuật hoặc rút bớt vật liệu là nguyên nhân khiến cấu trúc móng không được đảm bảo dẫn đến sụt lún công trình. Hoặc do nhà xây theo kiểu chen chúc nhau khiến diện tích đất nền cách nhà xây rất gần nhau khiến cả công trình mới lẫn công trình cũ đều bị lún.

– Không khảo sát: Trước khi thiết kế thi công đơn vị thầu không khảo sát hiện trạng khu đất và các công trình xung quanh để tính toán giải pháp chống lún phù hợp cho công trình.

– Xử lý nền móng yếu, không đảm bảo: khu vực có nền đất yếu, cấu tạo địa chất không ổn định, địa hình thấp như gần sông, rạch, đất ruộng, trũng,… nếu xây dựng công trình thì nguy cơ bị lún rất cao. Để khắc phục vấn đề này thì cần khảo sát địa hình thật kỹ, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp phù hợp cho từng khu vực. Trong đó ép cọc hoặc khoan nhồi là những biện pháp được đánh giá tốt và phù hợp nhất.

– Ảnh hưởng bởi nhà bên cạnh: khi nhà bên cạnh đào móng xây mới thì nhà liền kề sẽ bị ảnh hưởng theo. Nhất là những công trình có khả năng chịu đựng biến dạng kết cấu công trình kém thì sẽ bị lún hoặc nghiêng nghiêm trọng.

– Nhà cải tạo nâng tầng: với những ngôi nhà cải tạo nâng tầng từ nhà cũ thì nền móng và kết cấu công trình không còn được đảm bảo nhưng gia chủ vẫn muốn cải tạo nâng thêm tầng thì sẽ làm tăng nguy cơ nhà bị sụt lún.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây lún công trình khác như: sập hang động ngầm, hạ mực nước ngầm, tải trọng của đất san lấp tạo mặt bằng,…

Quy định về độ lún cho phép của công trình

Cụ thể, theo TCVN 9360:2012 quy định về độ lún cho phép của công trình như sau:

  • Đối với nhà dân dụng: độ lún cho phép 8cm;
  • Đối với nhà công nghiệp: độ lún cho phép 20cm.

Như vậy các công trình phải đảm bảo độ lún nhỏ hơn hoặc bằng độ lún cho phép thì mới đạt tiêu chuẩn.

Một số phương pháp đo độ lún của công trình

Có nhiều phương pháp để xác định được độ nghiêng cho phép của công trình nhưng phổ biến nhất vẫn là các phương pháp: 

  • Phương pháp thả dọi
  • Phương pháp đo góc
  • Phương pháp tọa độ
  • Phương pháp chiếu đứng

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về độ lún cho phép của một công trình xây dựng những nguyên nhân và phương pháp tính chuẩn nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, thi công công trình xây dựng muốn công trình được đảm bảo an toàn, độ lún trong khoảng cho phép hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được vấn chi tiết nhất.

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ & XÂY DỰNG MIN HOME

Đặt lịch khảo sát

Đánh giá của khách hàng

Maxhome luôn trân trọng những chia sẻ và phản hồi của Quý khách hàng để mỗi ngày đều hoàn thiện
mình hơn, nỗ lực liên tục cùng Quý khách hàng tạo nên các không gian đáng sống.