Hướng dẫn cách nối thép dầm đạt tiêu chuẩn, đúng vị trí

Dầm nhà là bộ phận chịu lực của ngôi nhà. Trong thi công xây dựng, nối thép dầm là công việc được thực hiện thường xuyên, góp phần giúp củng cố sự chắc chắn hệ dầm trong kết cấu. Vậy cần thi công sao cho chúng đạt tiêu chuẩn và quy định. Cùng MinHome tìm hiểu điều đó trong bài viết sau:

Vai trò của việc nối thép dầm là gì?

Thực tế thì các thanh thép luôn có chiều dài ngắn hơn so với kết cấu công trình. Vì thế nên khi thi công, bắt buộc chủ thầu phải thực hiện nối thép để có những cốt thép với độ dài mong muốn. Các mối nối được thực hiện đúng cách, đúng vị trí đạt tiêu chuẩn sẽ giúp công trình đảm bảo tính bền vững và an toàn

Các vị trí nối thép dầm đạt tiêu chuẩn

Vị trí nối vô cùng quan trọng, không được nối thép tại các vị trí phải chịu lực lớn hay lực uốn (momen) có giá trị lớn, sẽ làm giảm đi khả năng tải trọng của dầm. Các vị trí mang giá trị mômen lớn trong dầm là bụng dầm – mặt bê tông dưới và bên trên đầu cột – mặt bê tông trên.

Vậy nên loại trừ hai vị trí có giá trị momen lớn thì các vị trí còn lại đều có thể thực hiện:

  • Lớp thép bên dưới không được nối tại bụng dầm, vị trí tại khoảng ¾ nhịp dầm
  • Lớp thép bên trên không được nối tại cột, vị trí từ tâm cột ra ¼ nhịp dầm

Tìm hiểu:

Cách nối thép dầm đúng vị trí, đạt chuẩn

Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, chúng ta không chỉ có cách nối truyền thống mà còn có thêm nhiều phương pháp khác. Sau đây sẽ là một vài cách nối phổ biến:

Nối thép bằng dây kẽm thủ công

Phương pháp nối thép dầm bằng dây kẽm 1 – 2mm thủ công là phương pháp nối truyền thống đã có từ rất lâu. Cách nối này khá đơn giản mọi công việc đều được thực hiện bằng sức lao động của công nhân có kinh nghiệm:

Thực hiện nối thép dầm bằng dây kẽm thủ công để cho mối nối được chắc chắn sẽ thực hiện chồng hai đầu thép lên nhau rồi dùng dây kẽm buộc lại. Phương pháp này phù hợp áp dụng với các công trình có hệ thống cốt thép D<16mm, trơn và cần uốn móc kẽm 180 độ ở hai đầu. Phương pháp chỉ áp dụng cho những kết cấu nằm ngang như sàn, dầm, móng, không nên sử dụng cho nối thép cột ở kết cấu đứng như tường, cột,…

Phương pháp này hiện nay vẫn được sử dụng phổ biến bởi chúng được ứng dụng phổ biến trong hầu hết các công trình xây dựng: từ nhà ở đến công trình công nghiệp, từ biệt thự đến các công trình nhà phố.

Nối thép bằng coupler

Coupler chính là những chiếc ống nối gen, sử dụng để liên kết các thanh thép với nhau. Công nghệ này được nhiều nước trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam. Phương pháp nối thép dầm bằng coupler đang được sử dụng khá phổ biến ở các dự án công trình quy mô lớn như nhà cao tầng, cầu cống, thủy điện, tầng hầm,…

Với những công trình nhà ở dân dụng thì ít người sử dụng phương pháp này. Bởi không tối ưu về chi phí, hơn nữa thép dùng trong nhà ở dân dụng thường có đường kính D ≤16mm, sử dụng phương pháp nối truyền thống sẽ đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật và máy móc hơn

Nối thép bằng liên kết hàn

Nối thép dầm bằng liên kết hàn giúp cho các mối nối được chắc chắn hơn so với cách nối buộc truyền thống khi công trình sử dụng thép có D>16mm. 

– Phương pháp hàn hồ quang: sử dụng que hàn, một cực nguồn điện hàn nối trực tiếp với cốt thép cần hàn, cực còn lại nối với cặp hàn. Đặt cực que hàn cách cốt thép 1 khoảng cách nhỏ, khi hàn sẽ tạo ra tia hồ quang điện, sinh nhiệt và làm nóng chảy thép với que hàn, từ đó tạo ra mối nối sau khi ngắt điện

– Phương pháp hàn điện trở: khi dòng điện chạy qua vật dẫn sẽ sinh ra nhiệt tỷ lệ với điện trở và bình phương cường độ dòng điện. Tiến hành đặt hai mác thép cách nhau một khoảng nhỏ bằng khe hở để tạo thành điện trở. Tại đây sẽ là điểm phát sinh ra một lượng nhiệt cực lớn, có thế đốt cháy vật hàn. Sau khi ngắt điện, ép chặt hai vật hàn lại với nhau

Tiêu chuẩn nối thép dầm theo TCVN

Tiêu chuẩn nối thép dầm được dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối, Quy phạm thi công và nghiệm thu. Trong tiêu chuẩn có quy định về tiêu chuẩn như sau:

  • Đối với phương pháp buộc nối truyền thống khi áp dụng thì thép có gờ phải đảm bảo cùng mặt cắt, không nối quá 50% lượng thép.
  • Không được nối thép tại các vị trí chịu lực lớn và những vị trí uốn cong, ví dụ như vị trí chịu lực lớn là thép giữa nhịp-thép dưới, thép gối-thép trên,…Những vị trí này phải chịu lực lớn nhất trong hạng mục dầm, vì vậy không nối tại đây để tránh việc bị tuột mối nối gây nguy hiểm

Chiều dài mối nối thép trong dầm là bao nhiêu

Dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam, chiều dài nối thép dầm tối thiểu là 30D, trong đó D chính là đường kính của thanh cốt thép. Ví dụ Thép D16 có chiều dài đoạn nối tối thiểu là 30 x 16 = 480mm, tính tương tự với các loại thép khác.

Lưu ý: Đoạn nối dầm không được nhỏ hơn 250mm. Chiều dài đoạn nối trên áp dụng cho thép có gờ cán nóng <=D32, mác 250 trở lên và mác thép đai CB-30t trở xuống. 

 

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi nối thép dầm. Hy vong bài viết giúp bạn có thêm kiến thức về xây dựng và thực hiện đúng khi thi công công trình của mình. 

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ & XÂY DỰNG MIN HOME

Đặt lịch khảo sát

Đánh giá của khách hàng

Maxhome luôn trân trọng những chia sẻ và phản hồi của Quý khách hàng để mỗi ngày đều hoàn thiện
mình hơn, nỗ lực liên tục cùng Quý khách hàng tạo nên các không gian đáng sống.