Cách chọn gạch xây nhà đảm bảo chất lượng chi phí phù hợp

Khi xây nhà ai cùng muốn sở hữu cho mình một ngôi nhà đẹp, chất lượng, chi phí phù hợp từ khâu chuẩn bị vật liệu xây dựng như gạch, đá, cát, xi măng,… đến trang trí nội ngoại thất. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách chọn gạch xây nhà tốt, đảm bảo chất lượng, chi phí phù hợp.

Các loại gạch xây nhà phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại gạch xây dựng với hình dạng, chất liệu và kích thước khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ được chia thành 2 nhóm: gạch đất nung và gạch không nung

Gạch đất nung

Gạch nung – hay còn gọi là gạch Tuynel – là loại gạch làm từ đất sét với màu nâu đỏ đặc trưng. Gạch nung thì sẽ có các loại phổ biến: gạch thẻ đặc, gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ,…

Gạch thẻ đặc

  • Gạch thẻ đặc là loại gạch không có lỗ, gạch có kích thước tiêu chuẩn là 190x85x50 mm hoặc 210x95x58 mm, có trọng lượng từ 1,5kg – 2,1 kg/viên.
  • Gạch thẻ chuyên được dùng cho các công trình đòi hỏi chịu lực, chịu nhiệt lớn, các hạng mục như móng nhà, tường nhà, bể nước, bể phốt, xây tường nhà,…
  • Ưu điểm của gạch thẻ là chắc chắn, khả năng chịu lực cao, khả năng chống thấm nước tốt, có tính thẩm mỹ cao. Chúng cũng có nhược điểm là giá thành hơi cao, trọng lượng nặng gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công

Gạch 2 lỗ

  • Gạch 2 lỗ hay còn được gọi là gạch thông tâm có kích thước và hình dáng tương tự gạch thẻ, tuy nhiên có 2 lỗ rỗng nên được gọi là gạch 2 lỗ.
  • Gạch 2 lỗ có kích thước 220x105x55 mm, thường được sử dụng ở vị trí không chịu lực như tường thông phòng hoặc những nơi không có yêu cầu về chống thấm cao.
  • Ưu điểm của gạch 2 lỗ là nhẹ hơn gạch có lỗ (gạch thẻ) có khả năng cách âm, cách nhiệt rất tốt đáp ứng nhu cầu của các công trình xây dựng hiện nay. Loại gạch này phu hợp với nhiều loại công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp vừa tiết kiệm thời gan và chi phí cho chủ nhà.
  • Nhược điểm cuẩ loại gạch này là không dùng để chịu lực, chống thấm kém, nếu dùng làm tường bao hoặc tường vệ sinh bề mặt thường bị ẩm mốc vì thế ở những vị trí này nên cân nhắc việc sử dụng gạch 2 lỗ.

Gạch 4 lỗ

  • Gạch 4 lỗ là loại gạch phổ biến nhất trong các công trình nhà ở dân dụng hiện nay. Gạch có trọng lượng tầm 1,15 – 1,2kg/viên. Gạch này chuyên được sử dụng để xây tường 100mm phù hợp với nhiều loại hình từ nhà ở cao tầng, biệt thự đến chung cư, văn phòng.
  • Ưu điểm của loại gạch này là nhẹ nên tiến độ xây dựng nhanh, tiết kiệm sức lực tốt hơn. Gạch 4 lỗ có giá thành phải chăng tiết kiệm chi phí hiệu quả nên đây được xem là một trong những loại gạch được sử dụng nhiều nhất.
  • Nhược điểm của gạch này chính là khả năng chống thấm và chịu lực không cao nên thường được sử dụng làm xây tương ngăn phòng. Mặt khác do nhiều lỗ nên khả năng cách âm, cách nhiệt cũng tương đối hạn chế.

Gạch 6 lỗ

  • Đây là loại gạch có độ rỗng cao, trọng lượng nhẹ, thường được sử dụng để thi công tường nhà 100, 150, 200mm. Gạch có kích thước 220x105x150mm và trọng lượng từ 1,5 – 2,3 kg/viên.
  • Ưu điểm của gạch 6 lỗ đó là trọng lượng nhẹ nên quá trình thi công nhanh chóng, tiết kiệm sức lực cũng như giảm áp lực lên công trình móng nhà. Chí phí của gạch này cũng tương đối tốt, không quá cao.
  • Nhược điểm là khả năng chống thấm và chịu lực kém. Khi tiến hành bắt vít treo TV, điều hòa, kệ tủ.. cần chú ý cẩn thận khi khoan tường.

Gạch không nung

Gạch không nung hay còn được gọi là gạch block được cấu tạo từ các thành phần chính là xi măng, cát và đá mạt.

Gạch không nung sau khi định hình, sẽ tự đóng rắn lại và đạt các chỉ số về cơ học như cường độ chịu nén, uốn, độ hút nước… mà không cần xử lý qua nhiệt độ. Gạch có trọng lượng nhẹ, kích thước lớn hơn từ 2 – 11 lần so với gạch nung.

Gạch không nung gồm có 2 loại là gạch nhẹ chưng áp và gạch bê tông bọt

Gạch nhẹ chưng áp (ACC)

Gạch bê tông khí chưng áp được sản xuất từ xi măng, vôi, cát nghiền mịn, nước và chất tạo khí. Trọng lượng gạch là 600 – 850kg/m3 bằng khoảng 1/2 gạch thẻ đặc.

  • Gạch phù hợp để xây dựng trong các công trình dân dụng và công trình dịch vụ, công nghiệp. Chuyên dụng cho các hạng mục như tường bao, tường ngăn, lát sàn, chống nóng mái,…
  • Ưu điểm của gạch là cách âm, cách nhiệt, chống thấm tốt, thân thiện với môi trường, khả năng bám vữa tốt, hạn chế tối đa tình trạng rạn, nứt.
  • Nhược điểm là chi phí khá cao do được đúc từ bê tông cốt liệu, trọng lượng lớn nên tốn công sức di chuyển.

Gạch bê tông bọt

  • Gạch bê tông bọt được làm từ nguyên liệu đơn giản hơn gạch chưng áp ACC.
  • Trọng lượng của gạch nàu chỉ bằng một nửa gạch thông thoáng với kích thước 100x200x400mm. Loại gạch này thường được sử dụng để thi công tường ngăn, nền hoặc kệ để đồ,…
  • Ưu điểm của gạch là nhẹ, thi công nhanh, giá thành rẻ tiết kiệm được chi phí và có khả năng cách âm, cách nhiệt, rất thân thiện với môi trường và sức khỏe của con người.
  • Nhược điểm: khả năng chống thấm rất kém

Kinh nghiệm chọn gạch xây nhà

Mỗi loại gạch đều có những ưu và nhược điểm riêng, vậy làm sao để vừa chọn được gạch tốt, chất lượng mà còn phù hợp với chi phí. Chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm, mẹo nhỏ dưới đây giúp gia chủ có thể lựa chọn được những viên gạch tốt, phù hợp nhất

Chọn gạch dựa theo chi phí

Bạn tính xem, 1m2 tường cần bao nhiêu viên gạch? Và tương ứng với từng loại gạch, chi phí sẽ là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bảng giá và định mức xây tường gạch 110mm sau đây:

Loại gạch Kích thước Đơn giá/ Viên  ĐỊnh mức/m2 Chi phí/m2 (ĐVT: đồng)
Gạch thẻ đặc V1 190x85x50 1,663 68 113,084
Gạch 2 lỗ 210x100x57 1,365 55 75,075
Gạch 4 lỗ 200x130x90 1,200 46 55,200
Gạch 6 lỗ 170x75x115 1,515 39 59,085
Gạch bê tông khí chưng áp ACC 600x200x75 4,138 12,5 51,725
Gạch bê tông cốt liệu rỗng R100 390X100X190 4,138 12,5 51,725
Gạch bê tông cốt liệu đặc D100 390X100X190 6,933 12,5 86,663

* LƯU Ý: BẢNG GIÁ TRÊN CHỈ DÙNG ĐỂ THAM KHẢO, GIÁ SẼ THAY ĐỔI THEO THỜI GIAN THEO THỊ TRƯỜNG. NGOÀI RA, CHI PHÍ XÂY TƯỜNG GẠCH SẼ CÒN ẢNH HƯỞNG TỪ CÁC YẾU TỐ NHÂN CÔNG VÀ XI MĂNG VÀ CÁT.

Chọn gạch dựa theo kết cấu nhà

Để tối ưu chi phí cho căn nhà , khi chuẩn bị xây nhà gia chủ cần có kế hoạch cụ thể. VÍ dụ phần móng ta nên dùng gạch không lỗ là tốt nhất. Còn các hạng mục tường, vách, sẽ có thể xây như sau:

  • Tường đơn 110mm: sử dụng gạch đặc, gạch 4 lỗ hoặc gạch bê tông cốt liệu
  • Tường đôi 220mm: sử dụng gạch 2 lỗ, gạch 4 lỗ hoặc gạch 6 lỗ
  • Tường ba 335mm (dùng cho nhà 3 tầng): nên dùng gạch có khối lượng nhẹ, chịu lực cao như ACC, gạch bê tông và gạch đặc.
  • Tường 2 lớp chống nóng: gạch lỗ (2 lỗ hoặc 4 lỗ); gạch bê tông hoặc gạch ACC

Chọn gạch dựa theo đặc tính phù hợp với công trình

Mỗi ngôi nhà sẽ có những đặc điểm khác nhau như nhà hướng Tây thì chúng ta nên chọn gạch bê tông hoặc gạch thẻ đặc để tăng khả năng cách nhiệt, hoặc nếu nhà đường xây ở mặt phố gia chủ cần có khả năng cách âm cao thì nên chọn gạch ACC, hay tùy thuộc vào từng hạng mục như móng nhà, tường bao, tường vách, tường nhà vệ sinh,… mà chúng ta chọn loại gạch cho phù hợp. Không nhất thiết phải sử dụng 1 loại gạch nhất định mà có thể kết hợp 2 – 3 loại gạch để đem đến hiệu quả tối ưu nhất.

Cách kiểm tra chất lượng gạch xây nhà

Mỗi loại gạch khi sản xuất đều có những quy định cụ thể về kích thước, màu sắc, cân nặng, cường độ chịu lực,… Tuy nhiên, khi xây nhà để kiểm tra chất lượng gạch nhanh nhất chúng ta có thể căn cứ vào những tiêu chí sau:

Kiểm tra kích thước và độ phẳng

Kích thước của viên gạch phải đúng với quy chuẩn, không vượt quá  ±6mm đối với chiều dài; ± 4mm chiều rộng và ± 3mm với chiều cao, các viên gạch cần đồng đều về kích cỡ, vuông thành sắc cạnh.

Độ cong vênh của viên gạch không vượt quá 5mm.

Kiểm tra màu gạch

Với gạch đất sét nung đạt tiêu chuẩn sẽ có màu cam đậm hoặc nâu đỏ đặc trưng. Các viên gạch đều màu, sáng đẹp, ngược lại với những viên vạch có màu tối sẫm là do bị nung lâu, bị già lửa, gạch có màu cam nhạt là nung chưa tới rất giòn và dễ vỡ.

Kiểm tra độ thấm hút của viên gạch

Ngâm gạch trong 24h và so sán trọng lượng của viên gạch trước và sau khi ngâm, nếu trọng lượng tăng quá 15% thì đây là gạch chống nước kém, không nên sử dụng.

Kiểm tra độ chắc chắn của viên gạch

  • Kiểm tra độ chắc chắn của viên gạch bằng cách đập viên gạch vỡ ra, nếu gạch vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, vụn, thì độ chắc chắn sẽ kém.
  • Dùng 2 viên gạch cho va vào nhau nếu là gạch tốt sẽ nghe thấy tiếng ken ken.

Trên đây là những kinh nghiệm khi chọn gạch xây nhà nhằm đảm bảo an toàn cũng như chất lượng công trình. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi gia chủ sẽ có thêm kiến thức trong việc chọn loại gạch phù hợp với công trình của mình.

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ & XÂY DỰNG MIN HOME

Đặt lịch khảo sát

Đánh giá của khách hàng

Maxhome luôn trân trọng những chia sẻ và phản hồi của Quý khách hàng để mỗi ngày đều hoàn thiện
mình hơn, nỗ lực liên tục cùng Quý khách hàng tạo nên các không gian đáng sống.