Các loại móng nhà dân dụng phổ biến hiện nay

Móng nhà là bộ phận chịu tải của toàn bộ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền đất. Việc lựa chọn loại móng phù hợp sẽ giúp công trình của bạn vững chắc và kiên cố hơn bao giờ hết. 

Móng nhà là gì? Các loại móng nhà trong xây dựng

Móng nhà hay còn gọi là móng nền là hạng mục được xây dựng nằm ở vị trí dưới cùng của công trình như: nhà ở, trung tâm thương mại… Móng nhà là hạng mục quan trọng, có nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ toàn bộ công trình.

Dựa theo các tiêu chí khác nhau sẽ có nhiều cách phân loại móng khác nhau:

  • Theo vật liệu làm móng: móng gạch đá, móng bê tông, bê tông cốt thép.
  • Theo đặc điểm làm việc của móng: đối với móng nông, có thể phân chia thành móng cứng, móng mềm; đối với móng cọc, phân chia thành móng cọc đài cao, đài thấp.
  • Theo công nghệ thi công móng: móng lắp ghép, móng đổ tại chỗ, móng bán lắp ghép.
  • Hiện nay, đa số các đơn vị xây dựng dựa theo tiêu chí chiều sâu đặt móng, chia thành: móng nông và móng sâu.

Móng nông

Móng nông thường sử dụng phổ biến cho các công trình có quy mô vừa và nhỏ. Móng nông tận dụng khả năng ổn định về sức chịu tải và biến dạng của lớp đất này quyết định tới sự ổn định của công trình.

Móng nông được phân theo hình dạng gồm có: móng đơn, móng băng, móng bè, móng kết hợp, móng hộp

Theo đặc điểm của móng: gồm có móng cứng, móng mềm. Móng cứng có khả năng chịu tải trọng cao hơn trong khi móng mềm thường sử dụng trong các công trình có tải trọng nhẹ.

Móng nông được xây dựng bằng cách đào lỗ trên mặt đất và đổ bê tông vào bên trong để tạo ra một cọc bê tông chắc chắn để nắm giữ và chịu tải trọng của công trình.

Móng sâu

Móng sâu được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật hoặc khi đất xây dựng có tính chất yếu và không đủ sức chịu tải để xây dựng móng nông. 

Móng sâu cũng được xây dựng dưới lòng đất để tăng độ ổn định và sức chịu tải của công trình.

Móng sâu được phân loại dựa theo phương pháp thi công:

  • Cọc khoan nhồi: được thi công trực tiếp trên công trường bằng cách sử dụng thiết bị khoan và bơm bê tông vào lỗ khoan để tạo thành cọc.

  • Cọc đúc sẵn: được sản xuất tại nhà máy và sau đó được đưa đến công trường để lắp đặt vào vị trí cần thiết.

Móng cốc

Móng cốc là một loại móng nhà được sử dụng trong xây dựng để chống lại sự lún sụt, đảm bảo sự ổn định và chịu được tải trọng của công trình.

Móng cốc được sử dụng để truyền tải tải trọng từ công trình xuống lớp đất chịu tải. Nó phân tán tải trọng ra nhiều điểm, giúp giảm áp lực lên mặt đất và ngăn chặn lún sụt không đều của công trình. Nó thường được sử dụng trong xây dựng nhà ở, nhà công nghiệp, cầu, và các công trình có tải trọng lớn hoặc yêu cầu độ ổn định cao. Việc thiết kế và xây dựng móng cốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, tải trọng, và yêu cầu kỹ thuật của công trình cụ thể.

Đặc điểm của các loại móng nhà dân dụng hiện nay

Để giúp chúng ta dễ phân biệt các loại móng hơn, dưới đây là những đặc điểm nhận dạng dễ nhìn thấy nhất:

Móng đơn

Trong các loại móng nhà dân dụng thì móng đơn có chi phí xây dựng tiết kiệm nhất. Và đây là loại móng nhà thường dùng khi xây dựng nhà nhỏ lẻ. 

Móng đơn có kết cấu đơn giản, kích thước không lớn, đáy móng có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. 

Móng đơn được sử dụng ở những nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng không quá lớn. Trường hợp móng đơn phải chịu tải lớn thì bắt buộc phải tăng chiều dài của móng và chiều sâu chôn móng.

Các loại móng đơn được sử dụng phổ biến hiện nay như: móng đơn đúng tâm, móng lắp ghép, móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt), móng đơn lệch tâm nhỏ.

Móng băng

Móng băng là loại móng được thiết kế thành dạng dải dài, chạy theo chân tường, có thể nằm độc lập hoặc giao cắt với nhau theo hình chữ thập. 

Móng băng là một loại móng nông xây trên các hố đào trần, sau đó lấp đất lại.

Móng băng có ưu điểm là giảm bớt sự lún không đều, tăng độ cứng của công trình đặc biệt là móng băng giao thoa.

* Lưu ý: Chỉ nên sử dụng móng băng khi chiều rộng móng tối đa khoảng 1,5m. Nếu lớn hơn thì nên sử dụng loại móng khác. 

Móng bè

Là móng bê tông cốt thép đổ liền khối dưới toàn bộ công trình hoặc dưới đơn nguyên. Móng bè được được dùng ở những nơi nền đất yếu. Móng bè được sử dụng phổ biến ở những công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao. Nếu công trình xây dựng có tầng hầm, kho bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.

Móng cọc

Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rất rộng rãi do có nhiều ưu điểm so với những loại móng khác như: khả năng chịu tải cao; tiết kiệm vật liệu xây dựng; giảm khối lượng thi công công tác đất, có thể áp dụng cơ giới và các công nghệ tiên tiến để thi công…

Do vậy, móng cọc được sử dụng khi nền đất dưới đáy móng quá yếu, không đủ sức tiếp thu tải trọng công trình.

*Lưu ý: không phải trong trường hợp nào dùng móng cọc cũng mang lại hiệu quả tốt, mà ngược lại có khi ứng dụng không đúng chỗ có thể gây ra lãng phí và nguy hiểm đối với công trình (trường hợp lớp đất bên trên là tốt, khi đóng cọc sẽ phá vỡ kết cấu của lớp đất này và phát sinh biến dạng phụ cho lớp đất bên dưới; hoặc trường hợp lớp đất yếu có chiều dày lớn mà bên dưới không có lớp đất chịu lực tốt…)

Cách chọn móng nhà phù hợp với từng công trình

Móng đơn

– Khả năng chịu lực không cao, phù hợp với công trình có trọng tải thấp, quy mô nhỏ như nhà gác lửng cấp 4, nhà vườn cấp 4, nhà ống cấp 4, nhà 1 tầng, nhà 2 tầng hiện đại… 

– Nền đất có sức chịu tải tốt. Nếu nền đất yếu phải xử lý nền bằng cát đệm, cọc tre, cừ tràm.

Móng băng

– Khả năng chịu tải không cao, phù hợp với các công trình vừa và nhỏ như biệt thự nhà vườn 1 – 2 tầng, biệt thự nhà ống… 

– Có thể sử dụng móng băng trên nền đất xấu. Nếu lớp đất yếu có chiều dày lớn (1.5 – 3m) nên dùng móng băng có cọc.

Móng bè

– Móng bè phù hợp với công trình có tải trọng nhỏ và thấp tầng, đặc biệt là các công trình có tầng hầm, nhà để xe, bể nước, kho chứa đồ… 

– Chỉ thích hợp với nền đất tốt, ở các nơi có các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định. 

Móng cọc

– Móng cọc có độ chịu tải tốt, do đó phù hợp các công trình có trọng tải lớn như tòa nhà cao tầng, biệt thự đồ sộ… 

– Có thể thi công trên tất cả các loại nền đất

So sánh các loại móng làm nhà

Mỗi loại móng nhà có những đặc điểm, cấu trúc đặc thù riêng. Chúng có những ưu – nhược điểm và cách ứng dụng khác nhau trong xây dựng công trình. Cùng xem xét các tiêu chí so sánh dưới đây:

 

Hạng mục Móng đơn Móng băng Móng bè Móng cọc
Tiêu chuẩn về vật liệu – Bê tông lót móng có độ dày 10cm.

– Thép có chất lượng tốt, đúng bản vẽ kỹ thuật

– Bê tông lót móng có độ dày 10cm. 

– Thép bản móng: Φ12a150.

– Thép dầm móng: thép dọc 6Φ(18-22) 

– Bê tông lót móng có độ dày 10cm. 

– Thép bản móng: Φ12a200.

– Thép dầm móng: 6Φ(20-22), thép đai Φ8a150

Cọc bê tông cốt thép: là cọc rỗng, có tiết diện vành khuyên đúc ly tâm. Hoặc cọc đặc với tiết diện là đa giác đều hoặc là vuông. 

– Cọc thép: thép ống hoặc thép hình cán nóng.

– Cọc gỗ (chỉ phù hợp công trình nhỏ): cừ tràm, bạch đàn… 

 

*Lưu ý: Mọi thông số trên có thể thay đổi dựa theo kết quả khảo sát thực tế và tính toán từ các kiến trúc sư.

So sánh về ưu nhược điểm

Loại móng Ưu điểm Nhược điểm
Móng đơn – Cấu tạo đơn giản, dễ dàng thi công

– Tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng. 

– Phù hợp cho công trình thấp tầng, quy mô nhỏ

– Không thi công được trên nền đất yếu. 

– Không phù hợp với các công trình có tải trọng lớn. 

Móng băng – Đảm bảo phân bổ tải trọng đều cho toàn bộ công trình.

– Có thể thay thế móng đơn trong điều kiện địa chất công trình không ổn định. 

– Có tác dụng chắn đất, tạo tường hầm, do đó phù hợp với công trình có tầng hầm. – Độ lún đồng đều, tránh được hiện tượng nghiêng lệch.

– Thi công đơn giản, không tốn nhiều thời gian

– Độ ổn định về lật, trượt của móng kém. 

– Sức chịu tải không cao, chỉ phù hợp công trình quy mô nhỏ. 

– Trường hợp đất bùn yếu, mực nước mặt nằm sâu thì phương án thi công sẽ phức tạp và gia tăng chi phí

Móng bè – Khi áp dụng với công trình phù hợp, móng bè cho thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế và xây dựng rẻ.

– Là lựa chọn tốt cho các công trình thấp tầng, đặc điểm địa chất ổn định

– Dễ bị lún khi chịu tác động của sự thoát nước ngầm, động đất, lũ lụt… 

– Có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu công trình lân cận.

– Chỉ phù hợp một số nền đất nhất định, khu vực có mật độ xây dựng thấp.

– Chiều sâu chôn móng nông nên sức chịu tải không cao. 

Móng cọc – Là loại móng sâu, chịu lực tốt, phù hợp với nhà cao tầng.

– Có thể thi công trên nền đất yếu.

– Thời gian thi công nhanh. 

– Độ tin cậy và tuổi thọ công trình cao.

– Chi phí thi công ép cọc cao (phụ thuộc vào độ sâu của cọc và số lượng tim cọc)

– Phương pháp thi công phức tạp.

– Có thể gây ảnh hưởng đến công trình bên cạnh.

– Khó kiểm tra sau thi công. 

Những lưu ý quan trọng khi làm móng nhà

Trong quá trình thiết kế và thi công móng nhà có rất nhiều sai lầm mà chúng ta thường gặp. Vậy để hạn chế tối đa những sai lầm chủ nhà cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Thiết kế và tính toán trọng tải

Thiết kế móng nhà phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn và quy định của ngành xây dựng, bao gồm cả việc tính toán tải trọng và lựa chọn vật liệu phù hợp.

Khi thiết kế móng nhà cần đáp ứng yêu cầu về tải trọng, độ bền và độ an toàn của ngôi nhà tránh tình trạng móng nhà bị sụp đổ hoặc bị biến dạng, gây nguy hiểm cho người dân và môi trường xung quanh.

Lựa chọn vật liệu xây dựng

Việc lựa chọn vật liệu trong xây dựng móng nhà sẽ ảnh hưởng đến độ bền và độ an toàn của công trình. Vật liệu kém chất lượng có thể bị phá hủy nhanh chóng hoặc bị mục nát khi tiếp xúc với đất, nước và các yếu tố môi trường khác.

Tiêu chuẩn về thiết kế và xây dựng móng nhà

Một số quy định và tiêu chuẩn phổ biến trong thiết kế và xây dựng móng nhà bao gồm quy chuẩn thi công móng, tiêu chuẩn vật liệu xây dựng, quy chuẩn về bảo vệ môi trường, quy định về an toàn lao động, v.v.

Các quy định và tiêu chuẩn trong thiết kế và xây dựng móng nhà được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho công trình và môi trường xung quanh.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình, gia chủ cần phải có sự giám sát chặt chẽ, điều này giúp đảm bảo an toàn và chất lượng cho công trình và môi trường xung quanh.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích quý giá, giúp gia chủ hiểu hơn về các loại móng nhà. Để có phương án thi công an toàn, phù hợp nhất bên cạnh việc tối ưu chi phí, khách hàng nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình những đơn vị thi công uy tín chất lượng.

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ & XÂY DỰNG MIN HOME

Đặt lịch khảo sát

Đánh giá của khách hàng

Maxhome luôn trân trọng những chia sẻ và phản hồi của Quý khách hàng để mỗi ngày đều hoàn thiện
mình hơn, nỗ lực liên tục cùng Quý khách hàng tạo nên các không gian đáng sống.